Game bài đổi thưởng Nhất Vip - GameLoop chính thức

Câu chuyện tiếng gọi “Ba” thân thương về người sáng lập thương hiệu HaiDoCo

“Ba Hải” – cái tên mà những “đứa con” ở ngôi nhà chung dành tặng cho “người thầy” đồng thời là người sáng lập thương hiệu HaiDoCo, ông Bùi Xuân Hải.

Câu chuyện về tiếng gọi “Ba” thân thương

Nhắc đến cái tên Bùi Xuân Hải – doanh nhân Hải Phòng vẫn được người đời gọi với biệt danh “Hải đồ cổ”. Ông nổi tiếng vì từng là người không những giàu có nhất Hải Phòng, mà có thể còn giàu nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, ít ai biết được ông còn được những nghệ nhân ở ngôi nhà chung HaiDoCo gọi với một cái tên rất thân thương – Ba Hải.

Nghệ nhân Bùi Xuân Hải – người Ba thân thương tại HaiDoCo

“Ba Hải dạy cho chúng tôi cái nghề, tạo công ăn việc làm cho chúng tôi. Không chỉ vậy, ba còn rất gần gũi, quan tâm tới đời sống của mọi người ở đây. Chính vì thế, đối với chúng tôi, ông không chỉ là một người thầy mà hơn thế nữa, là một người “ba” đầy tâm huyết” : Chị Nguyệt Ánh, nghệ nhân lâu năm chia sẻ.

Ngay từ khi bắt tay vào làm sứ, ông vẫn luôn tâm niệm phải có thật nhiều thợ giỏi thì sản xuất sứ mới được nâng tầm. Chính vì thế mà ông tập trung xây dựng trường dạy nghề sứ và tạo cho họ công ăn việc làm, ngay cả những người khuyết tật.

Tính đến nay, ông đã dạy nghề cho không biết bao nhiêu thế hệ, đào tạo ra bao nhiêu nghệ nhân lành nghề trên khắp cả nước. Thay vì dạy họ cách vẽ sao cho đẹp, ông dạy họ cách phối cảnh trên sứ làm sao cho cân đối, tạo sự hài hoà – điều quan trọng nhất của nghề vẽ lên sứ. Cầm tay chỉ việc, sai đâu sửa đó, đấy là lý do vì sao ông đào tạo ra những nghệ nhân thực thụ và ai cũng gọi ông bằng tiếng ba thân thuộc, chân thành.

Chữ “Tình” trong đại gia đình HaiDoCo

Thời gian đầu phát triển, thương hiệu định hướng xuất khẩu sứ 100%, ông muốn kiếm tiền từ nước ngoài, từ những người giàu để đem dạy nghề miễn phí cho người nghèo, thậm chí còn có học bổng cho những cá nhân xuất sắc. Nghệ nhân đào tạo tại HaiDoCo chỉ sau 6 tháng có thể ra nghề và chắc tay mà không cần mất thời gian làm quen việc.

Chẳng thế mà các nghệ nhân gia nhập vào ngôi nhà chung HaiDoCo đến từ khắp mọi miền tổ quốc, không phân biệt dân tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ văn hoá, khiếm khuyết cơ thể và không cần năng khiếu. Nhiều người đã gắn bó với công ty từ những ngày còn trẻ đến khi giờ đầu hai thứ tóc; nhiều gia đình từ thế hệ cha, anh đến con cái cũng tiếp bước theo nghề và gắn bó với nghề làm sứ tại đây.

Không chỉ “ba Hải”, mà ban lãnh đạo công ty vẫn luôn chăm lo từng chút một cho đời sống của nghệ nhân, từ những bữa ăn trưa đủ chất cho đến việc đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần phong phú, đầy đủ.

Đặc biệt là khoảng thời gian khó khăn trước đây, ông Hải không ngại “vay nóng” chỉ để có tiền trả lương cho công nhân, cán bộ. Trong khi đó, nghệ nhân vẫn luôn đồng hành, sát cánh cùng người lãnh đạo để đưa công ty vượt qua những thời kỳ khó khăn đó và phát triển thịnh vượng như bây giờ.

Dù công ty trải qua những thăng trầm, nhưng cái “tình” trong đại gia đình HaiDoCo vẫn luôn ấm áp như thế, luôn đồng hành cùng nhau để vượt qua khó khăn và nỗ lực, không ngừng sáng tạo xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh và vươn xa hơn nữa.

Tại HaiDoCo, đây là công ty, nhưng cũng là đại gia đình. Là cái nôi sản sinh ra những nghệ nhân tài giỏi và sản xuất ra những tác phẩm sứ để đời, viết tiếp ước mơ đưa sứ Việt Nam vươn tầm thế giới.

Trả lời